"Ngôi sao rực lửa" có tên chính thức là T Coronae Borealis (T CrB), cách hệ mặt trời của chúng ta 3.000 năm ánh sáng. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, vụ bùng nổ gần đây nhất được ghi nhận từ T Coronae Borealis - gồm một ngôi sao khổng lồ đỏ nóng và một ngôi sao lùn trắng lạnh, là vào năm 1946. Cơ quan này dự báo vụ nổ trên sẽ xảy ra một lần nữa trước tháng 9 năm nay.
Một ngôi sao khổng lồ đỏ và sao lùn trắng quay quanh nhau giống như T Coronae Borealis
Theo NASA, T Coronae Borealis dự kiến sẽ sáng dần từ nay đến tháng 9 với cường độ +10 (ngoài tầm nhìn bằng mắt thường). Nhưng khi vụ nổ xảy ra, con số này sẽ tăng lên +2 và con người có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường.
Hệ thống sao này thuộc chòm sao Northern Crown, một đường cong hình móng ngựa gồm các ngôi sao ở phía tây chòm sao Hercules (Vũ Tiên). Người xem có thể tìm thấy nó giữa các ngôi sao sáng Vega (Chức Nữ) và Arcturus (Đại Giác).
NASA cũng cho biết trong sự kiện này, hệ thống sao sẽ có độ sáng tương tự như sao Bắc Đẩu, sao Bắc Cực. Nó có thể duy trì độ sáng như vậy trong nhiều ngày hoặc một tuần sau lần đầu tiên xuất hiện. Giáo sư vật lý và thiên văn học Bradley Schaefer của Đại học bang Louisiana (Mỹ), chia sẻ với ABC News rằng khi vụ nổ xuất hiện trên tầm nhìn của trái đất. Nó sẽ là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.
Theo ông Schaefer, ngày và giờ chính xác của vụ nổ vẫn chưa được xác định, nhưng khi xem xét lịch sử của hệ thống sao và độ dốc trước khi phun trào, thì có thể dự báo vụ nổ sắp xảy ra trong tháng này.
Ông Schaefer cho rằng: "Nó thực sự là một quả bom nhiệt hạch hydro giống như trong bộ phim Oppenheimer".
T Coronae Borealis cũng là một trong 10 sao mới tái xuất được biết đến trong dải ngân hà phun trào trong khoảng thời gian dưới một thế kỷ. "Có một số sao mới tái diễn với chu kỳ rất ngắn, nhưng thông thường, chúng ta không thường thấy một vụ bùng nổ lặp lại trong suốt cuộc đời con người, và hiếm khi thấy một vụ bùng nổ tương đối gần với hệ mặt trời của chúng ta như vậy", theo Tiến sĩ Rebekah Hounsell tại Trung tâm chuyến bay không gian Goddard của NASA.
Ông Hounsell cho biết đây là sự kiện có một không hai, chỉ xảy ra một lần trong đời người chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ quan sát bầu trời tiếp theo.
Nguồn : Báo Thanh Niên
Một ngôi sao khổng lồ đỏ và sao lùn trắng quay quanh nhau giống như T Coronae Borealis
Theo NASA, T Coronae Borealis dự kiến sẽ sáng dần từ nay đến tháng 9 với cường độ +10 (ngoài tầm nhìn bằng mắt thường). Nhưng khi vụ nổ xảy ra, con số này sẽ tăng lên +2 và con người có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường.
Hệ thống sao này thuộc chòm sao Northern Crown, một đường cong hình móng ngựa gồm các ngôi sao ở phía tây chòm sao Hercules (Vũ Tiên). Người xem có thể tìm thấy nó giữa các ngôi sao sáng Vega (Chức Nữ) và Arcturus (Đại Giác).
NASA cũng cho biết trong sự kiện này, hệ thống sao sẽ có độ sáng tương tự như sao Bắc Đẩu, sao Bắc Cực. Nó có thể duy trì độ sáng như vậy trong nhiều ngày hoặc một tuần sau lần đầu tiên xuất hiện. Giáo sư vật lý và thiên văn học Bradley Schaefer của Đại học bang Louisiana (Mỹ), chia sẻ với ABC News rằng khi vụ nổ xuất hiện trên tầm nhìn của trái đất. Nó sẽ là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.
Theo ông Schaefer, ngày và giờ chính xác của vụ nổ vẫn chưa được xác định, nhưng khi xem xét lịch sử của hệ thống sao và độ dốc trước khi phun trào, thì có thể dự báo vụ nổ sắp xảy ra trong tháng này.
Ông Schaefer cho rằng: "Nó thực sự là một quả bom nhiệt hạch hydro giống như trong bộ phim Oppenheimer".
T Coronae Borealis cũng là một trong 10 sao mới tái xuất được biết đến trong dải ngân hà phun trào trong khoảng thời gian dưới một thế kỷ. "Có một số sao mới tái diễn với chu kỳ rất ngắn, nhưng thông thường, chúng ta không thường thấy một vụ bùng nổ lặp lại trong suốt cuộc đời con người, và hiếm khi thấy một vụ bùng nổ tương đối gần với hệ mặt trời của chúng ta như vậy", theo Tiến sĩ Rebekah Hounsell tại Trung tâm chuyến bay không gian Goddard của NASA.
Ông Hounsell cho biết đây là sự kiện có một không hai, chỉ xảy ra một lần trong đời người chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ quan sát bầu trời tiếp theo.
Nguồn : Báo Thanh Niên