Thiết kế nhà xưởng những lưu ý cần biết SONG NAM

xaydungsongnam

Thành viên mới
25 Thg 10 2023
2
0
1
songnam.net
VNĐ
1
Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

Thiết kế nhà xưởng NHÀ MÁY WOODPELLET


Giới thiệu tổng quan về nhà xưởng cơ khí

– Phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất

  • Hầu hết các chi tiết của sản phẩm cơ khí phải gia công ở phân xưởng cơ khí.
  • Khối lượng lao động của phân xưởng cơ khí chiếm khoảng 40 – 60% của nhà máy cơ khí.
  • Phân xưởng cơ khí chiếm số lượng máy nhiều nhất, máy phức tạp và đắt tiền, máy có nhiều cơ cấu, kiểu, loại khác nhau, vốn mua máy lớn.
  • Phân xưởng cơ khí được tổ chức theo kết cấu và công nghệ của sản phẩm cơ khí
– Cấu trúc của phân xưởng cơ khí:

  • Bộ phận sản xuất: gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công…
  • Bộ phận phụ; gồm chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm…
  • Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt …
Những tài liệu cần có để thiết kế nhà xưởng cơ khí

– Mặt hàng (kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo).
– Sản lượng của sản phẩm, trọng lượng của sản phẩm .
– Số lượng chi tiết, các loại có trong kết cấu một sản phẩm và toàn bộ sản lượng.
– Sản phẩm phụ các loại (sản lượng, trọng lượng
– Bản vẽ lắp chung sản phẩm, cụm, bộ phận.
– Bản vẽ chế tạo từng loại chi tiết (ghi đầy đủ kích thước và điều kiện kỹ thuật).
– Bản kê khai các loại bán thành phẩm và chi tiết chuẩn mua ngoài.
– Các văn bản xác nhận về hợp tác, liên kết sản xuất(cung ứng phôi liệu, năng lượng.v.v.).

Các bước thiết kế nhà xưởng cơ khí

– Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí khi cần chế tạo.
– Xác định tổng khối lượng lao động.
– Xác định số máy cắt cần thiết và nhu cầu về năng lượng cho sản xuất.
– Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sửa chữa …
– Xác định nhu cầu về lao động.
– Xác định nhu cầu về diện tích.
– Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí.
– Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển
– Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất

Công nghệ áp dụng trong thiết kế và quy hoạch nhà xưởng cơ khí

– Giải pháp công nghệ gia công chi tiết phụ thuộc vào quy mô và điều kiện sản xuất thực tế
– Hai phương án về giải pháp công nghệ: Tập trung nguyên công và phân tán nguyên công.
– Tập trung nguyên công: bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công.
– Phân tán nguyên công: bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công
– Hiện nay: Tập trung nguyên công trên các máy, trung tâm gia công, tế bào gia công điều khiển CNC.

Bố trí mặt bằng phân xưởng

– Ba yếu tố đặc trưng:

  • Kỹ thuật
  • Thời gian
  • Không gian
– Các dạng cấu trúc không gian:

  • Bố trí máy theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ thành hàng máy nối tiếp nhau hoặc kết hợp giữa nối tiếp và song song.
  • Bố trí máy theo kiểu loại máy tạo thành các khu vực, bộ phận sản xuất.
  • Bố trí máy thành nhóm, cụm linh hoạt.
Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào.

Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý cũng như lựa chọn đơn vị thi công các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất.


banner.png
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

Thành viên mới
25 Thg 10 2023
2
0
1
songnam.net
VNĐ
1
Trước khi xây nhà xưởng cần đặc biệt lưu ý đến móng và nền. Tùy vào tính chất của đất mà ta có thể thực hiện các biện pháp gia cố sao cho phù hợp.

Đối với thi công công trình nhà xưởng, các bước trong quy trình thực hiện sẽ khác so với xây dựng thông thường ở nhà dân.

Kinh nghiệm khi thi công xây dựng nhà xưởng.


Nhìn chung, việc xây dựng và thi công nhà xưởng là dự án có quy mô không hề nhỏ, đòi hỏi bạn phải tìm được nhà thầu đủ chuyên nghiệp uy tín và chắc chắn phải có năng lực thực thi tốt để đảm bảo chất lượng của công trình.

Nếu bạn đang có ý định xây dựng thi công nhà xưởng, bạn cần phải nắm rõ các bước thực hiện để có thể kiểm soát theo dõi được tiến độ một cách tốt nhất:

Bước 1: Thiết kế nhà xưởng, đã bao gồm bản vẽ kỹ thuật và phối cảnh nhà xưởng

Thiết kế cơ sở

Bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm 2 phần nhỏ là : thuyết minh & bản vẽ.

Phần thuyết minh thiết kế bao gồm những nội dung sau :

– Mô tả địa điểm xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật, lên phương án thiết kế.
– Phương án áp dụng công nghệ (tùy thuộc vào công trình xây dựng có yêu cầu hay không).
– Phương án kiến trúc.
– Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật,…
– Phương án phòng chống cháy nổ theo đúng quy định của nhà nước.
– Phương án bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình.

Phần bản vẽ bao gồm :

– Bản vẽ tổng quan công trình mặt đứng, mặt ngang, mặt cắt,…
– Bản vẽ dây chuyền công nghệ, sơ đồ công nghệ (tùy thuộc vào công trình xây dựng có yêu cầu hay không).
– Bản vẽ phương án kiến trúc.
– Bản vẽ phương án kết cấu chính.

Thiết kế bản vẽ thi công

Thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng là thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng và chi tiết cấu kiện phù hợp theo quy chuẩn, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công công trình.

Bước 2. Thi công nền móng
Bước 3. Lắp dựng khung thép và các phụ kiện theo đúng bản vẽ thiết kế
Bước 4. Thi công và xây dựng bỏ bao che
Bước 5. Thi công hạ tầng đảm bảo kiến trúc
Bước 6. Thi công hệ thống kỹ thuật đảm bảo vận hành dễ dàng và an toàn
Bước 7. Thi công xây dựng hoàn thiện nhà xưởng đưa vào sử dụng
Bước 8. Vệ sinh và nghiệm thu nhà xưởng

Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế nhà xưởng, xin phép xây dựng và tư vấn giám sát, quản lý dự án các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc khảo sát, thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất
 

Bài viết tương tự

Về chúng tôi

  • Cộng đồng của chúng tôi đã tồn tại được nhiều năm và tự hào vì đã đưa ra những cuộc thảo luận khách quan, có tính phê phán giữa những người thuộc mọi hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi đang nỗ lực hàng ngày để đảm bảo rằng cộng đồng của chúng tôi là một trong những cộng đồng tốt nhất.

Quick Navigation

User Menu