Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 dấu hiệu chảy máu đường tiêu hóa cảnh báo nguy hiểm; Trẻ xem điện thoại nhiều, cần ăn gì để bảo vệ sức khỏe mắt?; Nhiều người bị 'đông cứng khớp vai' không thể chải đầu khi vào mùa mưa...
Nghiên cứu mới đầy hứa hẹn vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Oncology, đã phát hiện ra rằng chăm sóc răng miệng tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư.
Theo đó, đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giúp giảm đến 50% nguy cơ ung thư đầu, cổ, bao gồm ung thư khoang miệng, mũi, hầu, thanh quản, tuyến nước bọt và tuyến giáp.
Chăm sóc răng miệng tốt có thể giúp giảm đến 50% nguy cơ ung thư đầu và cổ
Ảnh: Pexels
Các nhà khoa học tại Trường Y Langone Đại học New York (Mỹ) và Trung tâm Ung thư Perlmutter của trường đã phân tích chế độ ăn uống, lối sống và tiền sử bệnh án của 159.840 người tham gia.
Nhằm xác định mối tương quan giữa nguy cơ ung thư và một số loại vi khuẩn trong miệng, các tác giả đã làm xét nghiệm vi khuẩn trong mẫu nước bọt của những người tham gia. Sau đó, họ theo dõi những người tham gia trong khoảng 10 - 15 năm.
Sau 15 năm, có 236 người mắc ung thư đầu và cổ.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh vi khuẩn trong miệng của những bệnh nhân ung thư với 458 người không bị ung thư.
Kết quả đã phát hiện ra rằng có 13 loài vi khuẩn trong miệng làm tăng nguy cơ ung thư.
Những loài vi khuẩn này có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ cao hơn 30%. Khi kết hợp với 5 loài vi khuẩn thường có trong bệnh nướu răng, tổng nguy cơ tăng lên 50%.
Về mặt can thiệp, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là biện pháp phòng ngừa tốt nhất chống lại các loại vi khuẩn nguy hại. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 2.10.
Chúng ta thỉnh thoảng mắc các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa. Điều này là hết sức bình thường. Thế nhưng, nếu đường tiêu hóa bị chảy máu thì là triệu chứng không nên coi nhẹ. Trong một số trường hợp, chảy máu đường tiêu hóa có thể là do bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng như nhiễm trùng nặng hay ung thư.
Bất thường ở đường tiêu hóa là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Trên thực tế, đường tiêu hóa của con người cực kỳ nhạy cảm và dễ bị chảy máu, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu đường tiêu hóa là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, cần phải can thiệp y tế ngay
ẢNH: PEXELS
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này là nứt hậu môn, viêm đại tràng, polyp đại tràng hay ung thư trực tràng. Người bệnh cần được can thiệp y tế khẩn cấp khi chảy máu đường tiêu hóa kèm theo các triệu chứng sau:
Đau bụng dữ dội. Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đường tiêu hóa. Cơn đau có thể chỉ ở mức âm ỉ hay dữ dội, đau có thể liên tục hoặc từng cơn. Tình trạng này đôi khi có thể gây chảy máu đường tiêu hóa. Những nguyên nhân thường gặp khiến vừa đau bụng, vừa chảy máu đường tiêu hóa gồm hội chứng ruột kích thích, sỏi túi mật hay viêm tụy.
Nôn ra máu. Một dấu hiệu cảnh báo khác ngoài đau bụng dữ dội là nôn ra máu. Đây thường là biểu hiện cho thấy vị trí chảy máu nằm ở đường tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày hay ruột non. Nguyên nhân là do viêm loét niêm mạc dạ dày, ruột non, xuất hiện khối u hay chấn thương. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.10.
Trẻ em đang lớn sẽ cần nhiều dưỡng chất quan trọng để giúp các cơ quan phát triển khỏe mạnh. Khi nói đến mắt, một số chất dinh dưỡng nhất định có thể duy trì chức năng mắt, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử và làm giảm nguy cơ phát triển của các bệnh thoái hóa về mắt.
Dinh dưỡng vào những năm thơ bé đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển thị giác. Do đó, dinh dưỡng hợp lý và cân bằng từ các nguồn thực phẩm tự nhiên sẽ ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn về mắt.
Cá hồi rất giàu a xít béo omega-3, có tác dụng giúp duy trì và củng cố thị lực trẻ em
ẢNH: PEXELS
Những dưỡng chất quan trọng mà trẻ cần để duy trì thị lực ở mức tối ưu gồm:
Vitamin A và beta-carotene. Các loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, đu đủ và khoai lang chứa nhiều vitamin A và beta-carotene. Đây là những chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hoạt động của võng mạc, đặc biệt là hỗ trợ các tế bào giúp nhìn rõ vào ban đêm.
Vitamin A giúp duy trì độ ẩm trên bề mặt võng mạc, ngăn khô mắt và ngừa nhiều vấn đề về mắt có thể gây mù vĩnh viễn. Nếu giác mạc quá khô sẽ dễ bị tổn thương, gây viêm nhiễm, thậm chí mù lòa.
Lutein và zeaxanthin. Kết hợp các loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn, cải xoong chứa nhiều chất chống ô xy hóa như lutein và zeaxanthin. Những chất này rất có ích cho điểm vàng trên võng mạc, nhờ đó giúp trẻ có thị lực sắc bén, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và giảm tác hại từ ánh sáng xanh. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Tư vấn chăm sóc sức khoẻ toàn diện
Lơ là thủ tục buổi sáng coi chừng rước ung thư không hay
Nghiên cứu mới đầy hứa hẹn vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Oncology, đã phát hiện ra rằng chăm sóc răng miệng tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư.
Theo đó, đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giúp giảm đến 50% nguy cơ ung thư đầu, cổ, bao gồm ung thư khoang miệng, mũi, hầu, thanh quản, tuyến nước bọt và tuyến giáp.
Chăm sóc răng miệng tốt có thể giúp giảm đến 50% nguy cơ ung thư đầu và cổ
Ảnh: Pexels
Các nhà khoa học tại Trường Y Langone Đại học New York (Mỹ) và Trung tâm Ung thư Perlmutter của trường đã phân tích chế độ ăn uống, lối sống và tiền sử bệnh án của 159.840 người tham gia.
Nhằm xác định mối tương quan giữa nguy cơ ung thư và một số loại vi khuẩn trong miệng, các tác giả đã làm xét nghiệm vi khuẩn trong mẫu nước bọt của những người tham gia. Sau đó, họ theo dõi những người tham gia trong khoảng 10 - 15 năm.
Sau 15 năm, có 236 người mắc ung thư đầu và cổ.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh vi khuẩn trong miệng của những bệnh nhân ung thư với 458 người không bị ung thư.
Kết quả đã phát hiện ra rằng có 13 loài vi khuẩn trong miệng làm tăng nguy cơ ung thư.
Những loài vi khuẩn này có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ cao hơn 30%. Khi kết hợp với 5 loài vi khuẩn thường có trong bệnh nướu răng, tổng nguy cơ tăng lên 50%.
Về mặt can thiệp, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là biện pháp phòng ngừa tốt nhất chống lại các loại vi khuẩn nguy hại. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 2.10.
4 dấu hiệu chảy máu đường tiêu hóa cảnh báo nguy hiểm
Chúng ta thỉnh thoảng mắc các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa. Điều này là hết sức bình thường. Thế nhưng, nếu đường tiêu hóa bị chảy máu thì là triệu chứng không nên coi nhẹ. Trong một số trường hợp, chảy máu đường tiêu hóa có thể là do bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng như nhiễm trùng nặng hay ung thư.
Bất thường ở đường tiêu hóa là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Trên thực tế, đường tiêu hóa của con người cực kỳ nhạy cảm và dễ bị chảy máu, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu đường tiêu hóa là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, cần phải can thiệp y tế ngay
ẢNH: PEXELS
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này là nứt hậu môn, viêm đại tràng, polyp đại tràng hay ung thư trực tràng. Người bệnh cần được can thiệp y tế khẩn cấp khi chảy máu đường tiêu hóa kèm theo các triệu chứng sau:
Đau bụng dữ dội. Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đường tiêu hóa. Cơn đau có thể chỉ ở mức âm ỉ hay dữ dội, đau có thể liên tục hoặc từng cơn. Tình trạng này đôi khi có thể gây chảy máu đường tiêu hóa. Những nguyên nhân thường gặp khiến vừa đau bụng, vừa chảy máu đường tiêu hóa gồm hội chứng ruột kích thích, sỏi túi mật hay viêm tụy.
Nôn ra máu. Một dấu hiệu cảnh báo khác ngoài đau bụng dữ dội là nôn ra máu. Đây thường là biểu hiện cho thấy vị trí chảy máu nằm ở đường tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày hay ruột non. Nguyên nhân là do viêm loét niêm mạc dạ dày, ruột non, xuất hiện khối u hay chấn thương. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.10.
Trẻ xem điện thoại nhiều, cần ăn gì để bảo vệ sức khỏe mắt?
Trẻ em đang lớn sẽ cần nhiều dưỡng chất quan trọng để giúp các cơ quan phát triển khỏe mạnh. Khi nói đến mắt, một số chất dinh dưỡng nhất định có thể duy trì chức năng mắt, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử và làm giảm nguy cơ phát triển của các bệnh thoái hóa về mắt.
Dinh dưỡng vào những năm thơ bé đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển thị giác. Do đó, dinh dưỡng hợp lý và cân bằng từ các nguồn thực phẩm tự nhiên sẽ ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn về mắt.
Cá hồi rất giàu a xít béo omega-3, có tác dụng giúp duy trì và củng cố thị lực trẻ em
ẢNH: PEXELS
Những dưỡng chất quan trọng mà trẻ cần để duy trì thị lực ở mức tối ưu gồm:
Vitamin A và beta-carotene. Các loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, đu đủ và khoai lang chứa nhiều vitamin A và beta-carotene. Đây là những chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hoạt động của võng mạc, đặc biệt là hỗ trợ các tế bào giúp nhìn rõ vào ban đêm.
Vitamin A giúp duy trì độ ẩm trên bề mặt võng mạc, ngăn khô mắt và ngừa nhiều vấn đề về mắt có thể gây mù vĩnh viễn. Nếu giác mạc quá khô sẽ dễ bị tổn thương, gây viêm nhiễm, thậm chí mù lòa.
Lutein và zeaxanthin. Kết hợp các loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn, cải xoong chứa nhiều chất chống ô xy hóa như lutein và zeaxanthin. Những chất này rất có ích cho điểm vàng trên võng mạc, nhờ đó giúp trẻ có thị lực sắc bén, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và giảm tác hại từ ánh sáng xanh. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Tư vấn chăm sóc sức khoẻ toàn diện
Diễn đàn sức khoẻ
Hướng tới một sức khoẻ chủ động