Cảnh tan hoang nhà màng, nhà lưới tiền tỷ của nông dân ở Bắc Ninh sau bão Yagi

Nonstop

New member
Ngồi nhìn khu nhà lưới trồng dưa sắp đến ngày thu hoạch bị sập đổ hoàn toàn, anh Nguyễn Đức Huy ở khu phố Vân Xá, phường Cách Bi, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh không khỏi xót xa. Ngồi ở khu trang trại chưa có điện, anh Huy cho biết, đây là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua nên khó tránh khỏi thiệt hại.

Nhà màng, nhà lưới, bãi chuối… tan hoang sau bão, nông dân ở Bắc Ninh bị thiệt hại tiền tỷ - Ảnh 1.

Khu nhà màng rộng 2.000m2 của gia đình anh Nguyễn Đức Huy ở khu phố Vân Xá, phường Cách Bi, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bị sập hoàn toàn, thiệt hại khoảng 1,1 tỷ đồng. Ảnh: Khương Lực​

Nhà màng, nhà lưới, bãi chuối… tan hoang sau bão, nông dân ở Bắc Ninh bị thiệt hại tiền tỷ - Ảnh 2.


Gia đình anh Nguyễn Đức Huy thu hoạch dưa bị ngập nước để bán, vớt vát lại một phần thiệt hại do bão số 3 gây ra. Ảnh: Khương Lực


Hai năm trước anh đã mạnh dạn đầu tư gần 4 tỷ đồng làm 5 khu nhà lưới trồng dưa theo hướng công nghệ cao. Doanh thu từ trồng dưa lưới một năm của gia đình anh vào khoảng 1,8-2 tỷ đồng, lợi nhuận thu về khoảng 50% doanh thu.

Theo tính toán của anh Huy, nếu làm ăn thuận lợi thì trong 3-4 năm anh sẽ thu hồi được 4 tỷ vốn đầu tư trong khi nhà màng đầu tư dùng được trong 10 năm, lãi được 1 nửa chu kỳ. Thế nhưng, cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đã làm sụt đổ hoàn toàn 2.000m2 nhà màng, thiệt hại rơi vào 1,1 tỷ đồng và 3.000m2 khác bị hư hỏng một phần.

"Về phần hoa màu, gia đình hiện có hơn 10 tấn dư chuẩn bị cho thu hoạch với giá trị tầm 450-500 triệu đồng, nhưng giờ đang phải thu hoạch sớm để vớt vát được phần nào hay phần đó"- anh Húy nói và cho biết tổng thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây cho gia đình rơi vào khoảng 2 tỷ đồng.

Để giảm bớt thiệt hại, gia đình anh đang tận thu những quả dưa đang chuẩn bị thu hoạch để vớt vát một phần và sẽ tập trung nguồn lực, khoảng 450 triệu đồng để khắc phục phần hư hỏng của 3.000m2 nhà màng để tiếp tục sản xuất.

"Người ta bảo nắng được dưa, mưa được cà; dưa mà ngập nước thì vất đi hết. Trông thế kia thôi, nhưng nắng lên là bị ủng hết nên gia đình cắt vào để đi bán, nhặt được bao nhiêu thì nhặt" – anh Huy nói.

Nhà màng, nhà lưới, bãi chuối… tan hoang sau bão, nông dân ở Bắc Ninh bị thiệt hại tiền tỷ - Ảnh 3.


Anh Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hữu cơ công nghệ cao Liêm Anh ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thấy "hoảng sợ" vì sức tàn phá quá khốc liệt của cơn bão, làm sụt đổ hoàn toàn nhà màng có giá trị đầu tư 1,4 tỷ đồng. Ảnh: Khương Lực


Tất bật đi mua cưa về để cắt bỏ, dựng lại những cây ăn quả bị đổ, anh Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hữu cơ công nghệ cao Liêm Anh ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thấy "hoảng sợ" vì sức tàn phá quá khốc liệt của cơn bão.

Toàn bộ nhà màng đầu tư 1,4 tỷ đồng để trồng nho của HTX đã bị gió bão giật mạnh, sụt đổ tan hoang cùng nhiều cây ăn quả đang tới kỳ thu hoạch. "Thiệt hại do cơn bão gây ra đối với HTX rất lớn, khoảng 5-6 tỷ đồng. "Tôi mong muốn được chính quyền hỗ trợ một phần để khắc phục hậu quả bão lũ và cho HTX vay vốn tín chấp với thời hạn vay dài để tiếp tục hoạt động" – anh Liêm nói.

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, tổng số nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp bị tốc mái, hư hỏng trên địa bàn là 80.000m2, trong đó Thuận Thành: 27.000 m2; Yên Phong: 5.000 m2; Gia Bình: 39.000 m2; Tiên Du: 2.000 m2; Quế Võ: 7.000 m2.

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh có chính sách hỗ trợ hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhà màng, nhà kính, mua vật tư, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/xây dựng nhà lưới, 2 tỷ đồng/xây dựng nhà màng, nhà kính. Điều này đã khiến diện tích nhà màng, nhà lưới trên địa bàn tăng lên.

Bão số 3 (Yagi) cũng làm đổ, ngập úng 8.209 ha lúa, diện tích rau màu bị thiệt hại khoảng 555,3 ha. Trong đó, nhiều diện tích chuối trồng ở bãi sông Đuống đang cho trái, chuẩn bị thu hoạch từ tháng 9 đến Tết bị đổ rạp xuống đất, khiến người dân thất thu nhiều tỷ đồng.

Nhà màng, nhà lưới, bãi chuối… tan hoang sau bão, nông dân ở Bắc Ninh bị thiệt hại tiền tỷ - Ảnh 4.


Ông Nguyễn Văn Nho, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết, gia đình ông bị thiệt hại khoảng gần 10 tỷ đồng do bão số 3 quật đổ hết 35ha chuối mới ra buồng của gia đình bị đổ rạp xuống đất, không thu hoạch được. Ảnh: Khương Lực


Ông Nguyễn Văn Nho, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết, gia đình ông trồng 35 ha chuối ở bãi sông xã Đình Tổ và Hoài Thượng. "Bão số 3 đã khiến gai đình gần như mất trắng, chuối đang có buồng nằm đổ rạo hết xuống đất, không thu được cái gì" – ông Nho nói và cho biết thiệt hại của gia đình vào khoảng gần 10 tỷ đồng.

Theo ông Nho, để đầu tư trồng 1ha chuối, gia đình ông phải đầu tư hơn 100 triệu đồng/ha. Diện tích trồng chuối của gia đình mới ra buồng, tới tháng 9 âm mới thu hoạch chính thức đến Tết. Trận bão vừa rồi đã làm vườn chuối đổ sạch, không còn cây nào.

"Người dân làm nông nghiệp, không may thiên tai rủi ro đề nghị các cấp các ngành quan tâm xem xét có chính sách hỗ trợ để người dân có điều kiện dọn dẹp, khôi phục lại sản xuất" – ông Nho nêu kiến nghị.


Đê sông Ngũ Huyện Khê bị sụt lún, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu xử lý tạm thời sớm

Sáng 9/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi đã trực tiếp kiểm tra các sự cố đê điều, công trình thuỷ lợi và công tác chỉ đạo khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ” tại các huyện: Tiên Du, Yên Phong. Do ảnh hưởng bão số 3, trên toàn tuyến bờ hữu công trình thuỷ lợi Ngũ Huyện Khê thuộc địa bàn xã Phú Lâm (Tiên Du) xuất hiện 11 sự cố sụt lún, nứt gãy mặt đê. Đến nay, địa phương đã tập trung khắc phục tạm thời theo phương châm “4 tại chỗ” 2 vị trí và đang tiếp tục theo dõi diễn biến để có phương án xử lý khắc phục các vị trí còn lại.

Để chủ động đối phó với mưa lũ, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố, các Hạt Quản lý đê, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống tổ chức thường trực nghiêm túc 24/24h.

Đồng thời, cần triển khai nghiêm túc tuần tra canh gác đê tại các điếm canh đê, phát hiện và chủ động xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho đê; chú ý các cống dưới đê, các kè và những đoạn đê xung yếu.


Adblock test (Why?)
 

Thành viên trực tuyến

Back
Trên